Cội nguồn Sự kiện trục xuất người Tatar Krym

Bài chi tiết: Lịch sử Krym
Bán đảo Krym hiện lên trên Biển Đen

Người Tatar Krym đã từng là dân tộc kiêu hùng với một thiết chế của họ là Hãn quốc Krym từ 1441 tới 1783, khi họ còn là một thế lực và được Đế quốc Ottoman chống lưng, vì người Thổ vốn người anh em đồng văn hóa với họ. Họ cũng theo Hồi giáo do Ozbeg Khan cải đạo.

Vốn là một nhánh của Hãn quốc Kim Trướng, đây là một trong những thực thể lâu dài còn sót lại[5]. Họ luôn xung đột với các nhà nước của người Slav, chủ yếu là Đại công quốc Moskva và đã nhiều lần đột kích, bắt cóc cũng như buôn bán làm nô lệ với người Nga, người Ukraina, người Belarus và các dân tộc khác[6]. Thế nhưng, khi bị Đế quốc Nga chiếm sau đó, sự lo sợ tâm lý trả thù cũng như chính sách Nga hóa đã khiến dân tộc này dần bỏ đi và chuyển sang nhà nước Thổ vốn đang ngày một suy yếu. Khoảng 300.000 người đã tới Thổ Nhĩ Kỳ từ 1783 tới 1790[7].

Cuộc chiến tranh Krym đã khiến nhiều người Tatar phải bỏ nhà ra đi, khi từ năm 1855 tới 1866, tới 500-900.000 người Tatar đã rời khỏi quê hương. Họ chiếm khoảng 15-23% dân số Krym đương thời, và được chính phủ Nga tận dụng triệt để để tăng cường chính sách "Nga hóa" bằng việc đưa người Nga, người Ukraina, người Ba Lan để đồng hóa mạnh hơn[8]. Chính vì thế, tới năm 1897, họ chỉ còn lại khoăng 32,1% dân số và trở thành thiểu số (năm 1783, họ chiếm tới 98%) ngay tại mảnh đất từng là quê nhà của họ. Liên Xô tiếp tục chính sách Nga hóa này[9].

Số lượng người Tatar ở Krym[10][11]
NămTổng sốPhần trăm
1783500,00098%
1897186,21234.1%
1939218,87919.4%
1959
19795,4220.3%
198938,3651.6%

Sau cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, vùng Krym được trao quyền tự trị[12] nhưng sau đó phải chứng kiến nạn đói vì chính sách tập thể hóa của Liên Xô khiến hơn 100.000 người chết đói[13]. Theo một thống kê, nó chiếm tới 3/4 nạn nhân bấy giờ[12]. Sự hà khắc lên đến đỉnh điểm khi Iosif Stalin tiến hành các chiến dịch thanh trừng dẫn tới cái chết của hơn 5 triệu người Liên Xô bấy giờ từ 1927 tới 1938[14]. Năm 1940, tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Krym có khoảng hơn 1 triệu người. Gần 220.000 người bấy giờ là người Tatar[15].

Đức Quốc xã mở Chiến dịch Barbarossa năm 1941 và chiếm lấy phần lãnh thổ miền Tây Liên Xô đương thời. Có lẽ chính điều này là mấu chốt dẫn đến hành động trục xuất quy mô lớn, với mức độ trừng phạt tàn bạo do nghi ngờ cộng đồng này đã hợp tác với Đức[16]. Luận điểm này cho đến nay vẫn được sử dụng nhiều bởi những nhà dân tộc chủ nghĩa cực đoan Nga cũng như truyền thông Nga, song bị người Tatar Krym kịch liệt bác bỏ[17]. Cùng lúc đó, khoảng 20.000 người Tatar Krym gia nhập Hồng Quân chống phát xít và nhiều người bị cầm tù sau khi quân Romania và Đức cùng nhau chiếm Krym. Ban đầu, phe phát xít muốn diệt tận gốc những người này, nhưng trước sự phản công dữ dội của Liên Xô về sau, Đức buộc phải thay đổi chính sách và tuyển những tù binh Xô viết; đồng thời trao quyền tự trị cho những Hội đồng Hồi giáo[18] mặc dù phần lớn chỉ mang tính biểu tượng[19].

Những người Tatar khác được điều chuyển tới các lữ đoàn cảnh sát SchutzmannschaftSelbstschutz để bảo vệ những khu làng của người Tatar Krym khỏi Hồng quân mặc dầu những lực lượng này có khuynh hướng theo bên nào mạnh hơn[20]. Theo ghi chép của Đức và người Tatar Krym, có tới 15-20.000 người trong quân đoàn kiểu này[21]. Các hiwi phần đông liên quan tới các cộng đồng Hồi giáo này được điều chuyển khỏi Liên Xô, Hungary, Romania tới Đức lập nên Lữ đoàn Đông Thổ, và được Liên Xô thừa nhận, cho rằng họ không phản bội Liên Xô quá mức. Song theo đà rút lui của Đức, những tiếng nói đòi trừng phạt người Tatar gia tăng trong khi việc Mustafa Edige Kirimal lập Hội đồng Hồi giáo ở Berlin với hỗ trợ từ người Thổ Nhĩ Kỳ và sự liên hệ với nước Thổ càng làm gia tăng sự nghi ngờ từ Liên Xô[22].

Thế nhưng không phải tất cả đều liên kết với phát xít Đức. Ahmet Özenbaşlı chống lại phát xít và ngầm cộng tác với Liên Xô[19]. Nhiều người Tatar Krym khác cũng tham gia vào các lữ đoàn như Tarhanov chiến đấu tới năm 1942[23] và thậm chí có không ít người Tatar Krym cũng tham gia đánh Berlin năm 1945. Tuy vậy, nó không làm tan đi sự nghi ngờ của người Nga[24], khi bản thân Stalin vừa muốn kiểm soát eo biển Dardanellia, kiểm soát Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia vốn chung nguồn gốc với người Tatar Krym, càng khiến cộng đồng này bị người Nga gán cho lý do bất trung[25].

Phát xít Đức cũng không mấy tốt đẹp hơn. Khoảng 130.000 người đã chết ở Krym[26]. Phát xít Đức áp đặt chế độ hà khắc, phá hủy tới 70% làng mạc của người Tatar và buộc họ lao động tại các binh đoàn lao công Ostarbeiter của các Gestapo vốn như các trại lao tù, khiến người Tatar Krym gần như căm thù Đức[27]. Đức Quốc xã coi dân tộc này cũng như một số dân tộc Đông Âu khác là hạ đẳng[28]. Năm 1944, Liên Xô đánh đuổi Đức sau Chiến dịch Krym[29], song với nhiều người Tatar ở đây, họ lại đang trở nên lo sợ việc người Nga đối xử thế nào, do thù hận lịch sử.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự kiện trục xuất người Tatar Krym https://books.google.com/books?id=nl7XBAAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=yXYKAgAAQBAJ&pg=... http://www.bbc.co.uk/news/magazine-19815852 http://www.aljazeera.com/indepth/features/2016/05/... http://www.kyivpost.com/guide/movies/haytarma-the-... http://time.com/4329061/eurovision-jamala-russian-... https://www.nytimes.com/1992/02/08/world/chatal-kh... http://www.refworld.org/cgi-bin/texis/vtx/rwmain?p... https://www.nytimes.com/2016/04/27/world/europe/cr... http://www.npr.org/2014/08/28/343854892/telling-cr...